Kết quả tìm kiếm cho "lấy mật thốt nốt"
Kết quả 1 - 12 trong khoảng 169
Để tạo ra sản phẩm đường thốt nốt thơm ngon nức tiếng, ít ai biết rằng, phía sau nghề này lắm nỗi nhọc nhằn. Hàng ngày, cánh đàn ông vùng Bảy Núi phải hì hục leo trèo trên cao, thu hoạch từng giọt mật.
Mang trong mình niềm tự hào sâu sắc về truyền thống cách mạng, tinh thần yêu nước và khát vọng hòa bình, thanh niên An Giang ngày nay luôn ra sức gìn giữ, xây dựng và phát triển quê hương.
Bén duyên với các sản phẩm khởi nghiệp từ tăm tre, gỗ, Nguyễn Vũ Linh (sinh năm 1994, ngụ phường Thới Sơn, TX. Tịnh Biên) được nhiều người biết đến thông qua các sản phẩm quà tặng, logo lưu niệm, văn phòng phẩm từ gỗ, tranh lá thốt nốt. Ngoài ra, Vũ Linh còn tìm tòi, chế tác thêm sản phẩm lưu niệm từ lá sen được người dùng đón nhận.
Là loại cây đặc trưng của vùng Bảy Núi (An Giang), thốt nốt đã trở thành biểu tượng cho mảnh đất anh hùng này. Với người dân địa phương, thốt nốt gắn bó như người bạn thâm niên. Với du khách gần xa, thốt nốt mang vẻ đẹp rất riêng và để lại ấn tượng khó quên.
Vẻ đẹp thiên nhiên, vùng đất tình người An Giang luôn là đề tài bất tận tạo cảm hứng sáng tác đối với văn nghệ sĩ. Từ đó, những tác phẩm văn học, nghệ thuật (VHNT) sáng tác về An Giang ngày càng phong phú, đa dạng, phục vụ hiệu quả nhiệm chính trị địa phương và nhu cầu hưởng thụ văn hóa, nghệ thuật của người dân.
Cái nắng hanh hao của miền sơn cước có phần gay gắt, nhưng không ngăn được bước chân háo hức của lữ khách. Họ len lỏi qua các vồ đá gập ghềnh để chiêm ngưỡng cảnh sắc thiên nhiên tuyệt mỹ, tìm chút yên bình trên chốn bồng lai.
Cùng với việc giữ gìn, các địa phương có đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) đang thực hiện nhiều giải pháp để lan tỏa, truyền dạy cho các thế hệ sau những bộ môn nghệ thuật truyền thống. Thời gian qua, huyện Tri Tôn quan tâm, chú trọng việc tạo không gian biểu diễn, quảng bá các loại hình nghệ thuật đến đông đảo cộng đồng.
Nước chanh gừng là thức uống được nhiều người yêu thích vì tốt cho sức khoẻ, dưới đây là những người nên uống nước chanh gừng thường xuyên.
Sau Tết, tiết trời chuyển dần sang hanh khô, nắng gắt. Ở Bảy Núi, mùa này vẫn còn mát mẻ, trong lành. Dù hành hương, du lịch (DL) bụi hay một hành trình ngắn chỉ đủ “cưỡi ngựa xem hoa”, thì cảnh đẹp nên thơ vốn có của nơi đây vẫn đủ lưu luyến lòng người.
Mặc dù không sôi động như trước, nhưng vào thời điểm cận Tết Nguyên đán, các bếp của làng nghề bánh tráng Mỹ Khánh (xã Mỹ Khánh, TP. Long Xuyên) cũng bắt đầu đỏ lửa ngày đêm để kịp các đơn hàng. Đây là mùa vui nhất trong năm của những người thợ từng gắn bó với nghề bánh tráng truyền thống mấy chục năm qua.
Sự kiện nghề nấu đường thốt nốt của người Khmer tại An Giang được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia đã đánh dấu bước chuyển mình của loại đặc sản này. Trong tương lai gần, cần có những biện pháp cụ thể để bảo tồn nghề truyền thống, để vị ngọt thơm đặc trưng của vùng Bảy Núi tiếp tục nối dài qua nhiều thế hệ.
Như một duyên trời, những người xa lạ vô tình gặp gỡ, trở nên gắn kết ở xứ sở của thốt nốt Bảy Núi. Mật ngọt được chắt chiu, trở thành món quà quý từ thiên nhiên và sức sáng tạo không ngừng nghỉ của con người.